Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cho người mắc bệnh á sừng

Bệnh á sừng được biết đến là một bệnh dai dẳng và có nguy cơ tái phát rất cao hễ có điều kiện kích thích mần bệnh là bệnh sẽ tái phát rất nhanh với những triệu chứng rất khó chịu. Vậy những mầm bệnh gặp điều kiện nào sẽ tái phát ? Những thói quen trong ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày cũng là một nguyên nhân khiến bệnh á sừng tái phát. Vậy chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân á sừng như thế nào là hợp lí và phòng bệnh hiệu quả, để bạn đọc và bệnh nhân hiểu hơn về vấn đề này bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức về vấn đề này

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân á sừng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh á sừng

Thận trọng với các món ăn lạ
  • Đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,…
  • Đồ uống có chất kích thích: rược, bia, cafe, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…
  • Các đồ ăn có chứa chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp….
Ngoài ra người bị bệnh á sừng, vẩy nến, viêm da cơ địa ... nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, chống táo bón: cà chua, khoai lang ruột vàng, đu đủ, chuối tiêu. Ăn những loại rau xoắn như cải xoắn, súp lơ, bắp cải, mướp đắng….

Có thể ăn những loại thực phẩm chứa nhiều omega3 và chất kẽm có trong cá hồi, cá thu, cá basa, canh nghêu, sò. Một tuần có thể ăn thịt bò 1-2 lần, ăn thịt lợn, đậu phụ, thịt ếch…Với bệnh này tăng cường ăn nhiều rau, uống nhiều nước mát hằng ngày rất tốt cho quá trình điều trị.

Cá thu giàu omega3

Cần có chế độ ăn uống hợp lý theo một giờ nhất định, chịu khó tập thể dục thể thao để bài tiết mồ hôi.
Đối với những trường hợp bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như: chanh, súp, uống ít nước, không uống nước cam nước chanh…

Chú ý: Trong thời gian điều trị bệnh á sừng, vẩy nến, viêm da cơ địa bằng thuốc nam hay đông y nói chung thì không ăn rau muống, đậu xanh, thịt gà, đồ nếp, rau má…. sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Trong sinh hoạt bệnh nhân viêm da cơ địa cần

1. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… Phải đeo găng tay khi tiếp xúc với những hóa chất đó.
2. Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm: các loại nước hoa, các loại son phấn, kem dưỡng da….
3. Thận trọng với thời tiết: khi thời tiết thay đổi những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, đeo khẩu trang, găng tay…
4. Tắm bằng các loại cây lá:
– Sài đất + chó đẻ răng cưa
– Kinh giới + lá trầu
– Rau muống + cây vòi vòi
– Vỏ xoan hoặc vỏ xà cừ + lá trầu không
– Xấu hổ, cây cứt lợn để đun nước tắm
– Kim ngân hoa + bồ công anh
– Me đất + Phèn đen
– Lá khế chua, vỏ cây lá của lúc lác….

Ngoài ra có thể sử dụng lá trầu không, kim ngân hoa, bồ công anh, chó đẻ răng cưa để rửa vết thương hoặc ngâm vết thương. Khi vết thương có hiện tượng bài tiết dịch thì có thể giã lá trầu không hoặc lá lược vàng cho ít muối, đặt lên bếp đun sôi để ấm ấm đắp vào vết thương. Hoặc lấy băng gạc lau khô đi và tăng cường bôi thuốc.

Khi mắc bệnh vẩy nến, á sừng, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà phải duy trì thái độ lạc quan, tự tin và xác định rằng bệnh vảy nến là một bệnh thông thường vì stress cũng là nguyên nhân khiến bệnh á sừng trở nên nặng thêm và hiện nay việc điều trị bệnh á sừng không còn là khó, vấn đề quan trọng là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ngay chính bệnh nhân và dưới sự hướng dẫn điều trị, chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét