Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Bệnh eczema và phương pháp điều trị hiệu quả


Bệnh eczema hay còn gọi là bệnh chàm tổ đỉa là một bệnh da liễu viêm da cấp tính hay mãn tính và bệnh có đặc điểm hay tái đi tái lại nhiều lần. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những mảng đỏ mụn nước rất ngứa lâu ngày da dày lên và việc điều trị rất khó khăn, Nguyên nhân gây bệnh eczema rất phức tạp bởi nhiều yếu tố và một phần là do cơ địa dị ứng của người bệnh. Bệnh eczema gôm có casc thể bệnh như : eczema thể địa, eczema tiếp xúc, eczema thể đồng tiền, eczema da dầu...Việc điều trị bệnh eczema còn gặp nhiều khó khăn do tính chất hay tái phát của bệnh. Để bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về những đặc điểm và phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh eczema là gì?

Nguyên nhân gây bệnh eczema rất phức tạp, liên quan đến các yếu tố dị ứng nên rất khó tìm được nguyên nhân chính gây bệnh là gì. Eazema xảy ra trên một cơ địa đặc biệt, nghĩa là loại cơ thể dễ bị dị ứng với chất này hoặc chất khác mà người khác thì không bị ảnh hưởng gì. Chất gây dị ứng gọi là kháng nguyên dị ứng.

Thông thường có 2 nguyên nhân gây eczema sau

+ Nguyên nhân ngoại sinh: Các yếu tố vật lý, hóa học, thực vật, sinh học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da Eczema. Các chất này gọi là dị nguyên, ví dụ: Ánh sáng, thuốc bôi, thuốc tiêm, thuốc uống, các hóa chất công nghiệp như: cao su, kền, croom , xi măng. Một số bệnh ngoài da gây ngứa như nấm , ghẻ, do chà xát , gây nên Eczema thứ phát

+ Nguyên nhân nội sinh: Rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên Eczema

Triệu chứng bệnh eczema như thế nào?

Biểu hiện của bệnh eczema có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ở một chỗ, nhiều chỗ hoặc đối xứng … thành từng mảng đỏ có mụn nước bên trong rất ngứa đối với bệnh nhân gây khó chịu không hề nhỏ. Bệnh thường phát triển theo các giai đoạn như sau.



1. Giai đoạn đỏ da: Lúc đầu là ngứa, sau đó nổi lên mảng da đỏ.

2. Giai đoạn mụn cóc: Những mụn nước đường kính khoảng 1 – 2 mm nổi dần dần trên mảng da đỏ. Mụn nước này rất nông, dễ vỡ, chảy ra chất dịch hơi dính và tanh, giai đoạn này dễ bị nhiễm trùng làm sưng tấy đỏ lên, đau nhức và kèm theo sưng hạch ở gần đó. Đây là giai đoạn cấp tính.
3. Giai đoạn đóng vảy, đóng mày: Do những mụn nước vỡ ra tạo thành lớp mày. Giai đoạn này gọi là bán cấp.
4. Giai đoạn liken hóa : Lúc này thương tổn trở nên dày cộm, sẫm màu, ngứa dai dẳng từng đợt. Giai đoạn này gọi là mạn tính.

Điều trị bệnh eczema như thế nào

Vì chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh eczema là do đâu và bệnh có đặc tính hay tái phát nên việc điều trị khỏi hắn bệnh Eczema là rất khó khăn. Thông thường chỉ điều trị theo triệu chứng:

– Ngứa: Dùng các loại thuốc uống chống dị ứng như Pheniramin, Phencrgan hoặc một số thuốc nước không gây buồn ngủ như: Clarityne, Triz, Hismanal, Teldan…v.v…

– Tại chỗ: Rửa thuốc tím pha loãng. Tùy giai đoạn có thể dùng thuốc bôi nước có màu, thuốc kem, thuốc mỡ như: Eosinc, Castellani, Milian, Synalar, Certihjon Cidermex…v.v…

Trường hợp bị nặng, có thể dùng thêm kháng sinh chống nhiễm trùng như Erythromycin, Baclrim hoặc có thể dùng thuốc chống viêm ngứa như Dexamethason, Prednison…v.v…

Khi mắc bệnh Eczema bệnh nhân càng tránh gãi càng tốt, vì gãi dễ làm da dày lên và dễ bị nhiễm trùng, khó chữa.

Bệnh eczema chữa khỏi được không?

Bài thuốc đông y chữa bệnh eczema

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ 4 bài thuốc chữa bệnh eczema cho bệnh nhân thuộc 4 thể như sau tuy nhiên khi áp dụng những bài thuốc này bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc và xác định mình thuộc thể bệnh nào trong các thể sau nhé.



Bài 1: Bệnh nhân thuộc thể thấp nhiệt:
bệnh phát nhanh, vết chàm đỏ hồng, nóng rát, có mụn nước nhỏ li ti, khi loét chảy nước vàng, ngứa gãi không đỡ. Lúc bệnh phát thường có sốt, miệng khát, sưng hạch, đại tiện phân khô, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng. Dùng bài thuốc uống sau: thổ phục linh 16g, vỏ núc nác 12g, khổ sâm lá 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, dây kim ngân 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam thảo 6g. Cho các vị thuốc vào sắc. Đun sôi sau giữ nhỏ lửa 15 – 20 phút. Chắt lấy nước, chia làm 3 phần uống trong ngày vào lúc đói.

Bài 2: Bệnh nhân thuộc thể tỳ hư thấp trệ:
bênh phát ra từ từ, vết chàm hơi hồng, ngứa, gãi sẽ chảy nước vàng, lâu ngày da dày cộm lên, bong vẩy. Bệnh nhân thấy người mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt. rêu lưỡi trắng nhớt. mạch nhỏ yếu. Dùng bài thuốc uống sau: thương truật (sao) 12g, bạch truật (sao) 12g, ý dĩ nhân 16g, thổ phục linh 12g, trạch tả 8g, hậu phác 8g, trần bì 8g, xuyên tâm liên 6g. Sắc với 1.000 ml nước còn 450 ml chia 3 phân, uống vào sáng, trưa, chiều tối khi đói bụng.

Kết hợp với bài thuốc rửa: Xà sàng tử 30g, hổ sâm lá 30g hoặc xà sàng tử 30g, xuyên tâm liên 30g sắc với 1.000 ml nước đun cạn còn 500 ml. Đợi khi thuốc bớt nóng dùng bông thấm nước thuốc rửa kỹ các vết chàm, mỗi lần rửa từ 15-20 phút. Nếu thuốc nguội thì hâm lại cho nóng.

Bài 3: Bệnh nhân thuộc thể tỳ hư huyết táo: khi phát bệnh tại vết chàm da sạm đen hoặc nâu đỏ, dày cộm, khô, ngứa, nổi cục, có khi mọc mụn nước. Bệnh hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ tay, đầu gối. Miệng háo nhưng lại không muốn uống nước, bụng đầy kém ăn, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch nhỏ. Thuốc uống: Sinh địa 16g, thục địa 16g, bạch thược 12g, thương truật 12g, kê huyết đằng 16g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, xuyên tâm liên 8g, thuyền y 6g. Sắc nước uống vào lúc đói.

Bài 4: Bệnh nhân thuộc thể phong nhiệt:
bệnh phát nhanh, cùng lúc xuất hiện ở nhiều vị trí, da hơi đỏ, ngứa, gãi chảy nước vàng, ít loét. Sử dụng bài thuốc uống: kinh giới 12g, sinh địa 12g, thuyền y (xác ve sầu) 6g, kê huyền đằng 12g, khổ sâm 12g, thạch cao 20g, mộc thông 8g. Khi sắc thuốc giữ nhỏ lửa 15-20 phút. Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh eczema va cách điều trị hiệu quả bạn có thể chia sẻ vì cộng đồng nhé !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét